Đạm ảnh hưởng đến sức khỏe dài lâu của trẻ
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn đã có bài thảo luận ngắn với các bác sĩ tham gia chương trình về tình trạng dinh dưỡng đầu đời ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của người trưởng thành. “Theo cách nghĩ truyền thống, dinh dưỡng của một em bé đang phát triển trong bụng mẹ được cho là chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong một giai đoạn ngắn sau sinh mà thôi. Chỉ đến khi David Barker tìm ra mối liên quan giữa dinh dưỡng trong tử cung (cân nặng khi sinh thấp) với các bệnh lý sau này khi trưởng thành như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành, đột quị…thì những ý tưởng về “lập trình sức khoẻ” được gợi mở. Những ý tưởng thú vị này giải thích Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao (thường được coi là bệnh "thừa dinh dưỡng") đồng thời cũng là nơi có tỷ lệ trẻ bị thiếu dinh dưỡng trong những năm đầu đời cao (sinh nhẹ cân và suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi).
Xu hướng bình thường của cha mẹ và bác sĩ là cho trẻ nhẹ cân ăn nhiều và thậm chí cho ăn quá nhiều để cho trẻ phát triển "bình thường". Một số trẻ trong số trẻ sinh nhẹ cân này trở nên thừa cân. Sự không phù hợp giữa sự tăng trưởng (kém) trong tử cung và sự tăng trưởng (nhanh) sau khi sinh như thế sẽ là một yếu tố nguy cơ rất lớn đối với bệnh đái tháo đường”.
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh rằng: “Ngoài các nhóm vitamin, axít folic thì việc hấp thu đạm (Protein) trong những năm đầu đời là một trong những nguyên nhân chính chịu trách nhiệm cho thừa cân béo phì sau này.
Một trong những phát hiện chính mà nhiều nghiên cứu quan sát đã cho thấy là tác dụng bảo vệ của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với chứng béo phì và có thể là bệnh đái tháo đường trong tương lai. Điều này có thể là do sự phù hợp tự nhiên của các nhu cầu về protein của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, cả về số lượng và chất lượng (thành phần axit amin)”.
Các bác sĩ, chuyên gia chăm chú lắng nghe những chia sẻ về “Lập trình sức khỏe” từ PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn.
Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ
Qua buổi hội thảo này, các thành viên tham dự càng hiểu rõ hơn tại sao và có những sự khác nhau nào giữa sữa mẹ và sữa bò, để từ đó khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ một cách mạnh mẽ hơn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM chia sẻ: “Có nhiều sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò, trong đó đạm là yếu tố quan trọng nhất. Đạm là chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn của trẻ nhỏ. Đạm trong sữa được chia thành 2 loại chính là đạm whey và đạm casein, trong đó đạm whey là loại đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Tỷ lệ whey:casein trong sữa mẹ là 70:30 trong khi đó tỷ lệ này trong sữa bò là ngược lại.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa một số chất cần thiết, phù hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay thế sữa mẹ bằng sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ béo phì trong tương lai và có thể dẫn đến các bệnh mạn tính không lây về sau này. Cần thiết phải có những nghiên cứu được thiết kế chặt chẽ, kéo dài để ghi nhận ảnh hưởng lâu dài của việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ”.
Nestlé với kinh nghiệm 150 năm trong ngành hàng dinh dưỡng trẻ nhỏ với hơn 300 nhà khoa học và các trung tâm nghiên cứu đã cho ra đời Đạm chất lượng từ Nestlé. Đạm chất lượng từ Nestlé là công nghệ độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ với hàm lượng đạm vừa đủ, đáp ứng đúng nhu cầu theo từng độ tuổi cho trẻ dưới 5 tuổi; chất lượng đạm cao với phổ a xít amin và đạm whey gần với sữa mẹ nhất; ngoài ra kích thước đạm nhỏ giúp cho trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tăng cân khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, phát triển các thành phần quan trọng của não bộ, giúp bé có một khởi đầu vững chắc khỏe mạnh dài lâu. |