Báo động tình trạng thiếu hụt i-ốt đang gia tăng
Mặc dù lượng i-ốt cần cung cấp hàng ngày là không nhiều nhưng nguy cơ bệnh lý và hậu quả của việc thiếu hụt i-ốt là rất cao. Trước đây, chương trình phòng chống rối loạn thiếu i-ốt từ năm 1994 đến năm 2005 của Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực khi thực hiện thành công chiến lược tăng cường cung cấp i-ốt vào toàn bộ muối cho toàn dân. Kết quả là, hơn 90% các hộ gia đình được sử dụng muối i-ốt đầy đủ trong giai đoạn 2005-2006. Tổng thể kết quả của chương trình đã giúp giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ của trẻ em và tăng tỷ lệ i-ốt trong cơ thể người Việt Nam trên mức tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuy nhiên, kết quả khả quan này đã không được duy trì kể từ khi chương trình Quốc gia Phòng chống các Rối loạn do thiếu i-ốt bị rút khỏi chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế vào năm 2005, việc thúc đẩy và hỗ trợ pháp lý cho muối tăng cường i-ốt và các hoạt động liên quan cũng đã ngừng lại. Sau khi việc sử dụng muối i-ốt mang tính tự nguyện thì sự thiếu hụt i-ốt đã trở lại.
Theo số liệu, tỷ lệ thiếu hàmlượng i-ốt trong cơ thể người Việt Nam dân nước ta rất cao, số trẻ em 8-10 tuổi bị bướu cổ tăng lên 9.8%, và thiết hụt i-ốt lại là vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Giải pháp cho mọi gia đình
Nhu cầu i-ốt mỗi ngày là khác nhau ở các độ tuổi và đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Cách đơn giản nhất để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt là sử dụng thực phẩm chứa i-ốt mỗi ngày, Tuy nhiên, đa số các thực phẩm trong tự nhiên lại rất nghèo i-ốt.
Theo Nghiên cứu gần đây của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM: “Thói quen ăn uống của người tiêu dùng trên cả nước nói chung và người dân TPHCM nói riêng đã thay đổi trong những năm qua. Xu hướng sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm đã giảm mà thay vào đó là sử dụng rất nhiều loại gia vị mặn khác nhau như: nước mắm, hạt nêm… Kết quả giám sát sử dụng muối i-ốt tại hộ gia đình ở TPHCM tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạt nêm là 81.8%, sử dụng nước mắm là 98,7%, trong khi sử dụng muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ có 64.4%. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính lý giải tình trạng thiếu hụt i-ốt trên cộng đồng đang tăng trở lại, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam”.
Hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt được các bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày
Trong cách nấu ăn hằng ngày, người dân ưa dùng hạt nêm vì tiện lợi trong sử dụng (không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác, chỉ cần sử dụng một mình hạt nêm) và đa dạng mùi vị. Khi người dân có xu hướng sử dụng hạt nêm trong nấu ăn thay cho muối, việc bổ sung i-ốt vào hạt nêm là một giải pháp rất tốt để đảm bảo được lượng i-ốt cần thiết được đưa vào cơ thể.
Đề tài “Nghiên cứu bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp chủ trì, đã được thực hiện theo ký kết giữa Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM và đã thành công trên hạt nêm “3 Miền” của công ty UNIBEN. Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh trên người sử dụng hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/24 giờ, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt ăn vào (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Mùi vị thơm ngon của món ăn vẫn được đảm bảo.
Hạt nêm “3 Miền” là hạt nêm duy nhất hiện nay đã thành công trong việc nghiên cứu bổ sung i-ốt, giúp khắc phục tình trạng thiếu i-ốt và các nguy cơ do thiếu i-ốt gây ra, mà vẫn đảm bảo cho món ăn thơm ngon. Sản phẩm ứng dụng công trình khoa học của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. Chỉ cần 10g hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt mỗi ngày cho mỗi người là đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt đáp ứng tiêu chuẩn phòng bệnh, theo khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y tế.Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay.